MUA HÀNG NỘI ĐỊA NHẬT LỰA CHỌN SẢN PHẨM NÀO PHÙ HỢP CHO BẠN

Hàng nội địa Nhật hay còn gọi là hàng bãi, phần lớn là hàng đã qua sử dụng từ vài năm, được nhập về Việt Nam với giá chỉ bằng 30-50% giá hàng mới, cá biệt có một số hàng mới nhưng do giá sinh hoạt ở Nhật rất cao nên các mặt hàng mới rất ít được ưa chuộng.
 
Theo một chị công tác tại cơ quan báo chí thường xuyên đi Nhật thì ở Nhật có hai chợ điện tử lớn là  Akihabara ở Tokyo và Nihonbashi Denden Tower ở Osaka. Chị đã từng mua một laptop hiệu Panasonic ở Akihabara đem về VN xài rất thích vì máy nhẹ và cầm pin lâuảnh minh họa, và chạy rất nhanh tuy nhiên bàn phím tiếng Nhật nên khi dùng quen với bàn phím này thì sang máy khác lại không quen vị trí phím, dùng được hơn 1 năm thì máy hư ổ cứng đem ra tiệm thay ổ cứng khác thì pin sụt hẳng từ 5 giờ chỉ còn lại khoảng 2 giờ, thỉnh thoảng lại tự reset nên chị bỏ luôn mà không dám sử dụng cho công việc.
 
Trường hợp chị Liên ở Hải Phòng thì ở Việt Nam nhưng có bạn thân bán hàng bãi nội địa Nhật, nên vợ chồng chị thường hay sử dụng hàng nội địa từ chiếc nồi cơm điện, đến máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt,...cả chiếc xe đạp cho đứa con đi học chị cũng mua hàng Nhật. Vốn dư dả tiền bạc chẳng phải tính nên chị thường chỉ mua hàng nội địa Nhật cao cấp còn mới trên 50% có cái 80-90%, tuy nhiên do sản phẩm Nhật vốn rất nhiều tính năng, menu và nút bấm chỉ tiếng Nhật nên mỗi lần mua chị lại phải hỏi người bán hướng dẫn cả buổi và lấy giấy viết ghi chú lại rất mất công, vì tiếng Anh còn đọc được chứ tiếng Nhật thì không thể nhớ được nút này tính năng là gì.
 
 
 
Thời gian đầu mọi sản phẩm đều vận hành ổn định nghe lời người bạn thân giữ " zin" cho thiết bị nên anh chị mua ổn áp , các thiết bị lại để ở khác phòng, máy lạnh ở phòng ngủ, tủ lạnh ở bếp.... nên mỗi lần mua đồ chị lại mua thêm cái ổn áp vừa tốn kém lại tốn chổ để. Máy thì nhiều tính năng nhưng không biết tiếng Nhật nên vợ chồng chị chỉ dám sử dụng những tính năng cơ bản đã được người bán hướng dẫn sơ. Có lần đứa con chị nó nghịch bấm lung tung vào remote thế là máy cứ đơ ra và hiện toàn thông báo tiếng Nhật chả biết đâu mà lần, chị lại phải mất phí thuê người về chỉnh lại. dieu-khien-may-lanh-noi-dia-nhat-toshiba-autoclean
 
Của anh Tâm ( Hà Nội ) thì mua một chiết máy giặt National cửa ngang gần 10 triệu đồng, máy hoạt động rất tốt nhưng mắc bệnh " kén nước" mỗi lần nước dơ máy lại đình công, lâu lâu lại báo một mã lỗi H02, H06,....vốn cẩn thận lúc mua anh đã xin luôn người bán cách giải thích mã lỗi nhưng không phải là thợ sửa nên biết mã cũng như không, nên lần nào báo lỗi anh lại phải kêu thợ đến chỉnh sửa liên tục.
 
Trường hợp chị Ngọc, nghe lời giới thiệu của bạn mua 01 con robot hút bụi giá 5 triệu đồng về hút được vài ngày thì lăn đùng ra chết đi bảo hành thì người bán đổi cho cái mới nhưng lần sau thì đành hẹn cả tháng mới sửa xong vì hết đợt hàng không đổi được, sau khi sửa chị mang về được vài hôm thì lại chết nên bảo hành được 2,3 lần chị  đành đem bỏ xó và ra siêu thị điện máy mua luôn một máy hút bụi chính hãng dùng cho an tâm và ổn định vì không thể đề nhà bụi bẩn mà chờ con robot chập chờn kia được
 
Với những lời rao bán, quảng cáo hấp dẫn của người bán hàng nội địa Nhật như: Điều hòa mát dịu, trẻ em dùng không bao giờ bị viêm họng, điều hòa chạy bằng ga thân thiện với môi trường, nồi cơm điện nấu cơm ngon, nhanh chín, ủ nhiệt được hơn 1 ngày,  tủ lạnh giữ lạnh tốt, rau để một tuần không héo.... Hay hàng còn mới 95- 99%, chất lượng tốt, cam kết hàng Nhật 100%, nếu không phải hàng xịn xin tặng luôn sản phẩm... 
 
Tuy nhiên, theo chia sẻ của một anh bán hàng lâu năm, vì là đồ cũ đã qua sử dụng nên không có gì là đảm bảo đồ tốt, trường tồn với thời gian và không có hỏng hóc gì sau đó. Hầu hết đồ bãi bên Nhật đều qua sử dụng từ 1 - 3,4 năm. Khi chuyển về Việt Nam, chúng đều được mông má, sang sửa, sơn mới để phục vụ tín đồ hàng Nhật. Chính vì vậy, việc mua đồ nội địa Nhật cũ nó giống như việc may rủi, hên xui ai may thì mua được hàng tốt.
 
Trên diễn dàn uy tín như Web trẻ thơ nhiều người vào thảo luận chia sẽ: Mua nồi cơm điện về nhưng chỉ được thời gian đầu nấu sau đó có một số nút đơ khiến cơm không chín. Khi đi sửa thì gặp nhiều khó khăn vì linh kiện, đồ điện tử khó kiếm, giá cả rất cao. Hầu hết mọi người đều đồng tình với chất lượng của hàng Nhật tuy nhiên họ cũng không phủ nhận được mức độ rủi ro khi mua hàng Nhật bãi.
 
noi_com_dien_nhat
 
Chỉ có bé Na con chị Liên là ổn định với chiếc xe đạp Nhật của ba mẹ mua cho vì chạy rất nhẹ đạp và rất bền, lại có thể xếp gọn bỏ lên xe hơi của bố mẹ, nên đi đâu bé cũng đòi đem xe theo để tự đạp xe dạo chơi thõa thích.
 
Trao đổi với anh Cương kỹ thuật viên sửa chữa  thì đối với hàng nội địa Nhật là hàng sản xuất cho khí hậu ôn đớn còn ở Việt Nam là Nhiệt đới gió mùa, nguồn điện lại không ổn định nên đem về dủng rất dễ hỏng hóc, và nếu hư thì rất khó sửa vì linh kiện không có, linh kiện thay thế của TQ thì không bền nên thợ đôi khi đắp vá từ linh kiện của sản phẩm cũ khác không đãm bảo chất lượng. Tốt nhất là mua các sản phẩm đa nguồn điện như Laptop, hay sản phẩm cơ như xe đạp để sử dụng, và nên tìm đến cửa hàng chuyên bán và có chế độ bảo hành tốt.Vì vậy, để tránh "1 tiền gà 3 tiền thóc" người tiêu dùng nên thông minh chọn mặt gửi tiền